QUY TẮC VÀ TRẺ THUẬN TAY TRÁI

1. Trẻ thuận tay trái là một hiện tượng rất bình thường của tự nhiên, có khoảng 10 % dân số thuận tay trái. Thậm chí có quan điểm cho rằng trẻ thuận tay trái sẽ thông minh. Lý do của quan niệm này là não bộ có 2 bán cầu là não phải và não trái. Bán cầu não trái chịu trách nhiệm tư duy logic, phân tích, phụ trách nửa cơ thể bên phải. Bán cầu não phải chịu trách nhiệm cảm xúc, nhận thức nghệ thuật, sáng tạo…phụ trách nửa cơ thể bên trái.
Trẻ thuận tay trái đã được kích hoạt bán cầu não phải nên trẻ phát triển nhạy bén về cảm xúc, sáng tạo, có trí tưởng tượng mạnh mẽ và có khả năng chịu đựng các tình huống xấu dễ dàng hơn. Trẻ thuận tay trái được cho là rất nhạy cảm, nhất là trong lời nói và nhận thức về thế giới của mình, có khả năng định hướng không gian và tư duy hình tượng tốt. Thực tế có rất nhiều người tài giỏi trên thế giới thuận tay trái như ¾ vị tổng thống Mỹ cuối cùng hay thiên tài Leonardo Da Vinci đều sử dụng tay trái. Vì vậy, không hề sai khi nói thuận tay trái là một biểu hiện của thiên tài, không nên xem việc thuận tay trái là một khiếm khuyết.

2. Tuy nhiên trẻ thuận tay trái sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì hầu như tất cả đồ vật đều thiết kế cho người thuận tay phải, gây khó khăn cho trẻ trong sinh hoạt, đời sống. Ở những trẻ này, nếu không được thấu hiểu và động viên, không ít trẻ sẽ mang mặc cảm về sự khác biệt, nhất là nếu người lớn coi việc dùng tay trái của trẻ là tội lỗi.

3. Quan điểm của phương pháp Montessori và của Happy Hands:
• Không ép buộc trẻ chuyển sang tay phải, nếu ép trẻ bằng mọi giá thì sẽ làm tổn thương tâm lý của trẻ.
Trẻ có thể nghĩ rằng mình làm sai nên mới bị sửa, trẻ sẽ trở nên tự ti.
Trẻ sẽ nghĩ mình bị khác biệt so với các bạn chứ không nghĩ mình được khác biệt so với các bạn.
Trong khi đó tại lớp học Montessori trẻ được tôn trọng sự khác biệt và tôn trọng sự lựa chọn của bản thân, trẻ không bị ép buộc để trở thành giống người khác.

• Tuy nhiên để thuận lợi cho cuộc sống sau này của trẻ, Happy Hands khuyến khích trẻ sử dụng cả 2 tay. Vì thế, nếu trong lớp có trẻ thuận tay phải, các cô sẽ lưu ý:

– Cô làm mẫu cho trẻ để trẻ quan sát việc sử dụng tay phải như thế nào.
– Tất cả các hoạt động, khi hướng dẫn trẻ, cô sẽ ngồi bên phải trẻ và làm mẫu bằng tay phải để trẻ thực hiện theo một cách tự nhiên. (Tuy nhiên nếu trẻ có xu hướng sử dụng tay trái mạnh thì riêng hoạt động viết, cô sẽ ngồi bên trái để trẻ viết tay trái được thuận lợi)
– Cô thường xuyên sử dụng các mẫu câu khuyến khích trẻ: Cô nghĩ/ cô tin con có thể làm được. Con có muốn thử bằng tay phải không? … để động viên trẻ
– Ghi nhận và không tỏ ra nôn nóng, phiền lòng nếu trẻ thực hiện tay phải vụng về và lúng túng hơn các bạn khác.
– Chú ý quan sát trẻ trong các hành vi khác để kịp thời động viên trẻ sử dụng bằng cả 2 tay hoặc tay phải.
Trích cô Hoài An – Happy Hands

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *