SỰ LẶP ĐI LẶP LẠI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

Một điều cũng khó hiểu đối với người lớn đó là đứa trẻ được tự do lựa chọn hoạt động theo nhu cầu phát triển của mình thường lặp đi lặp lại rất nhiều lần nhiều hành động giống nhau. Với người lớn sự lặp lại này dường như là vô nghĩa.
Chúng ta dường như không hiểu được mục đích thực sự của việc trẻ tự rửa tay hay cọ rửa một chiếc bàn, hay xếp đi xếp lại một bộ ghép thực vật đến hơn 20 lần.
Thật ra đây là biểu hiện thông thường và là đặc trưng của sự phát triển không bị cản trở. Nó sẽ luôn xuất hiện ở những nơi trẻ được cung cấp các điều kiện đúng đắn và thuận lợi cho sự phát triển.
TRẺ CÓ MỘT CÁCH LÀM VIỆC KHÁC VỚI NGƯỜI LỚN
Từ các quan sát, chúng tôi học được rằng cách làm việc của trẻ khác hoàn toàn so với cách làm việc của người lớn.
Trẻ không làm việc vì một mục đích có ý thức đến từ bên ngoài, cũng không cố gắng đạt được mục đích đó càng nhanh càng tốt. Chẳng có thứ gì trong môi trường sống từng là mục tiêu của trẻ, mà chúng luôn chỉ là một “phương tiện cho sự phát triển”, một công cụ mà nhờ đó trẻ xây dựng nhân cách của chính mình.
Mọi sức mạnh trong đời sống của trẻ đều đi theo một con đường dẫn tới sự phát triển nội tại.
Vậy tại sao chúng ta lại can thiệp, ngừng hay làm gián đoạn một đứa trẻ đang tập trung và vui vẻ lặp lại các bài tập mang tính xây dựng của mình?
Sự xâm phạm này sẽ là một sự lãng phí đối với trẻ, những nỗi đau đầy tình yêu thương và chủ đích tốt đẹp đến từ người lớn. Chúng ta không nên cười nhạo những hành động tự nhiên của trẻ chỉ bởi vì chúng vô nghĩa với ta. Mà hãy tìm hiểu, coi đó là những phương tiện và những biểu hiện quan trọng của sự phát triển.
Mọi thứ chúng ta cần làm là chuẩn bị cho trẻ một môi trường sống mà ở đó các hoạt động được cung cấp cho trẻ một mục đích bên ngoài hấp dẫn. Nhờ đó trẻ được khuyến khích sử dụng chúng một cách thích thú. Từ điểm bắt đầu này trẻ sẽ chuyển qua giai đoạn lặp đi lặp lại hoạt động nhằm phục vụ mục đích nội tại của trẻ.

Mỗi hoạt động phát triển đều có động lực nội tại huyền bí riêng của nó và trẻ tuân theo động lực ấy. Những động lực bên ngoài (từ môi trường, người lớn) chỉ giúp tiếp cận tới những động lực nội tại này và khuyến khích hoạt động xây dựng của trẻ.
Trẻ sẽ nhanh chóng bỏ qua mục đích bên ngoài, tiếp tục hoạt động nội tại lặp đi lặp lại cho đến một lúc trẻ thỏa mãn. Đây chính là con đường xây dựng nội tại của trẻ.
Nguồn: Sách “Hướng dẫn Montessori – Lý thuyết” thuộc CTĐT Giáo viên Montessori (Nhóm tuổi 2.5-6) của IMC và VMC.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *